Những câu hỏi liên quan
̀̉̀̉46_Lớp 6/3 Vy Vy
Xem chi tiết
Nguywnthituongvi
5 tháng 1 2022 lúc 19:46

                    Bài làm

Qua các câu chuyện có thật vươn lên như tấm gương của ông Nguyễn Ngọc Kí em rút ra được là phải nỗ lực phấn đấu ko được bỏ cuộc dù hoàn cảnh gì cho nữa chúng ta củng phải cần sự châm chỉ , sự quyết tâm để thành công .

Bình luận (0)
Cấn Thu Ngân
Xem chi tiết
Đặng Thị Cẩm Tú
11 tháng 5 2016 lúc 21:35

mà bn tên Ngân ak

Bình luận (0)
Đặng Thị Cẩm Tú
11 tháng 5 2016 lúc 20:58

Năm nay em học lớp Ba. Bước vào năm học mới, em rất ngỡ ngàng vì bài vở năm nay nhiều và khó hơn năm ngoái. Sau những giờ học căng thẳng ở lớp, em lại tiếp tục làm những bài tập ở nhà.

Nhiều bài toán, bài tiếng Việt thật mới lạ, những thuật ngữ như vừa trên trời rơi xuống làm em thật lúng túng. Tuy nhiên, cuối cùng nhờ sự kiên trì, em vẫn tìm ra lời giải cho những bài tập khó đó.

Tuy bài vở có nhiều khó khăn như vậy nhưng em cảm thấy rất vui vì được lớn hơn một tuổi, học hơn năm trước một lớp. Ngoài ra, em còn được học cô giáo mới. Cũng như cô giáo của em năm trước, cô giáo năm học này rất nhiệt tình chỉ bảo chúng em. Cô còn rất trẻ, dáng người thon thả. Mái tóc đen của cô ôm lấy khuôn mặt trái xoan. Cô giảng bài rất hay. Mỗi khi nghe cô nói, em luôn bị cuốn hút bởi giọng nói ấm áp và truyền cảm của cô. Cô thường kể chuyện cổ tích cho cả lớp nghe mỗi khi lớp tiến bộ và ngoan. Cô cũng động viên em và các bạn cố gắng học tập.

Học kì vừa qua nhờ sự chỉ bảo của cô, em đã đạt danh hiệu học sinh xuất sắc. Học kì này em quyết giữ vững danh hiệu ấy để không phụ lòng mong đợi của cô và cha mẹ.

 
Bình luận (0)
Cấn Thu Ngân
11 tháng 5 2016 lúc 21:17

Tú Tự Ti năm nay học lớp 3 thật à?

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
13 tháng 3 2018 lúc 12:44

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 11 năm 2013

BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG THÁNG 11

CỦA TỔ 2 LỚP 3A TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐOÀN KẾT

   Kính gửi : Cô giáo lớp 3A

   Chúng em xin báo cáo hoạt động của tổ 2 trong tháng 11 vừa qua như sau:

1.Về học tập

- Cả tổ đều học bài, làm bài đẩy đủ.

- Trong tổ có sự phân công Đôi bạn cùng tiến giúp nhau học tốt.

- Tháng vừa qua hai bạn Nguyễn Ngọc Thi và Lâm Hoàng Nam đặc biệt tích cực trong việc phát biểu xây dựng bài, nhiều lần được cô giáo khen.

- Cả tổ đi học chuyên cần, đúng giờ.

- Cả tổ có 20 điềm giỏi, 15 điểm khá, không có điểm kém.

 

2. Về lao dộng

- Thực hiện vệ sinh lớp sạch sẽ.

- Tham gia phong trào chủ nhật xanh của trường tích cực, đầy đù.

Tổ trưởng

Đỗ Ngọc Phương Trinh

Bình luận (0)
Nguyễn Thơ
Xem chi tiết
Chu Lâm Nhi
16 tháng 1 2020 lúc 17:02

Google

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Yêu nè
16 tháng 1 2020 lúc 17:37

 2019... Là Kỷ Hợi nhỉ? Chà... Một năm trôi qua nhanh thật đấy! Tựa như chưa nhắm mắt xong đã gần hết 1 năm rồi.... Nhưng là học sinh thì vẫn chưa thể thả lỏng mà cho bản thân cái cơ hội nghỉ ngơi những dịp này vì... thi học kì.

     Năm nay là năm thứ 7 mà em ngồi trên ghế nhà trường. 6 năm trước, em toàn là lớp phó gương mẫu, bài kiểm tra không có môn nào dưới 8. Thi học kì có nhiều môn điểm tuyệt đối. Nhưng năm nay, em lại bị lên làm... lớp trưởng? Vâng, chuyện em lên làm lớp trưởng có lẽ là việc mà em hối hận nhất từ đầu năm đến giờ. Nó, chính là nó, nó đã làm em suy sụp tinh thần, sức khỏe, kiểm tra điểm thấp vì không có thời gian để ôn bài (khụ, là do đám bạn trong lớp). Hồi nhỏ, em thường nghe mọi người nói năm tuổi sẽ rất xui xẻo. Ừm.... thì đúng là lúc đó em cũng chẳng muốn tin mấy cái mê tín dị đoan vậy đâu nhưng... công nhận là có xui thật! Điều em làm được thì chẳng nhiều, năm nay chỉ có được là: Học sinh giỏi lớp 6 và lên lớp 7, chấm hết! Nhưng đó chưa phải là hồi kết...

     Phía trên chỉ là chuyện nhỏ, đây mới là việc mà em thực sự không muốn nhất. Chắc là ai cũng đã từng nghe tiếng ba mẹ cãi nhau nhỉ, nó thường là việc mà trẻ con hay bỏ qua nhưng không, em lại là một đứa trẻ trong hoàn cảnh khác. Em đây là bị đuổi đó mọi người à!!! Ngồi ở phòng bên cạnh, nghe tiếng cãi nhau, em cũng muốn khóc lắm chứ, cũng muốn ba mẹ thôi giận, cãi nhau lắm chứ, nhưng khi nào cũng chỉ là: Mày thì giúp được cái gì? Con nít con nôi... Ra chỗ khác! Hoặc là chỉ một chữ: CÚT! (thật là, người ta cũng có trái tim chứ!)

     Em là con một, không thể không có gắng, phải cố lên, học thật giỏi, cố gắng bớt việc cãi nhau của người lớn trong nhà. Năm 2020, là năm Canh Tý, mong trong năm này bản thân vạn sự như ý, được học sinh giỏi, được tăng lương, được giúp ba mẹ xóa bỏ hiềm khích. Cuối năm rồi đó mọi người, mong mọi người đừng giống em đây, cố gắng nhé, để đạt được những gì mình đang theo đuổi. Nhân tiện cũng sắp đến giáng sinh rồi, mong những người đang (hoặc kể cả không) đọc bài này cũng sẽ có một cuối năm tràn ngập hạnh phúc, năm mới có nhiều tài lộc, giàu nứt đố đổ vách! Còn em? Ài... phải ôm đống đề cương với sách vở ra bầu bạn đây... Tạm biệt nhé, chúng ta vẫn sẽ còn gặp lại 

Nguồn Internet

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Ngọc Minh Anh
Xem chi tiết
minh nguyet
22 tháng 2 2021 lúc 21:27

Tham khảo:

Nguồn: Cô Nguyễn Thu Hương

- Nẻo đường lặng lẽ: là chỉ sự tần tảo, chắt chiu, hi sinh của mẹ. Mẹ làm vườn, chăm bón, vun trồng rồi lại quẩy gánh đi bán trên khắp nẻo đường. Chi tiết này làm hiện lên hình ảnh người mẹ chịu thương chịu khó, cần cù.

- Ngọt ngào năm tháng mẹ chắt chiu: chi tiết này vừa mang nghĩa tả thực vừa mang nghĩa ẩn dụ. Nghĩa tả thực làm hiện lên hình ảnh người mẹ vun xới, làm vườn cần mẫn để có trái chín, làm ra sản phẩm để đem bán. Nghĩa ẩn dụ nói về những vất vả, hi sinh, lo toan của mẹ. Mẹ dành hết tình yêu thương vào công việc để có thành quả tốt nhất. Và thành quả đó, qua từ "chắt chiu" lại chính là sự dành dụm để cho con.

- Nghe mùa thu vọng về những yêu thương: Phép ẩn dụ chuyển đổi cảm giác đã khiến những miền kí ức vốn được cảm nhận bằng tâm tưởng, hồi tưởng, nay lại được cảm nhận bằng cả thính giác. Mùa thu là mùa của hoa cúc, hương cốm mới, đó còn là mùa tựu trường. Mùa thu dường như cũng lưu dấu kí ức, kỉ niệm và sự ân cần chăm sóc của mẹ. Hình ảnh mẹ nắm tay con dẫn qua cánh cổng trường khi bước vào năm học mới như là kỉ niệm ngọt ngào lưu dấu trong cuộc đời con. 

- Chiều của mẹ: Phép ẩn dụ cho thấy, đó không phải là khoảng thời gian của một ngày mà là chỉ khoảng thời gian của đời người. Mẹ đã già, đã bước tới tuổi xế chiều. Liên kết với hình ảnh trên ta thấy được, sự hi sinh của mẹ chính là để tạo nên những "trái ngọt cho con".

- Nắng mong manh: gợi tới niềm vui, ngày tươi sáng, tới những kí ức đẹp, miền hoài niệm.

- Sương vô tình: chỉ những khó khăn, trở ngại, thử thách của đời người. Thiên nhiên, vạn vật, vũ trụ vẫn luôn nằm trong vòng luân hồi: sinh, trụ, dị, biệt. Sương gió của cuộc đời cũng như vậy, là những tác động của ngoại cảnh, của dòng thời gian vô thủy vô chung, khiến mẹ già cỗi, hao gầy. Ý thơ hàm chứa sự đau xót và thương mẹ

Bình luận (0)
vothithaiuyen
Xem chi tiết
Mai Khánh Huyền
Xem chi tiết
nguyen viet minh
Xem chi tiết
Nguyễn Tương Lam
Xem chi tiết
lạc lạc
4 tháng 2 2022 lúc 21:32

Tham khảo :

 

Những kỷ niệm đẹp của tuổi thơ về người mẹ trong mỗi một chúng ta là nguồn sống, là nghị lực vượt qua mọi khó khăn, thử thách và là những giá trị nhân văn giúp cho cái chân, thiện, mỹ trong mỗi con người phát triển. Đó cũng là nguồn cội khơi dậy những tình cảm sâu lắng đối với con người, gia đình và quê hương. Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa của Nguyễn Duy là một bài thơ như vậy và là bài thơ dành được rất nhiều tình cảm của người đọc.

Nguyễn Duy được đánh giá cao trong thể thơ lục bát – một thể thơ có cảm giác dễ viết nhưng viết được hay thì lại rất khó. Nhiều bài thơ của ông được bạn đọc yêu thích: Tre Việt nam, Ánh trăng, Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa,… Bài thơ Tre Việt Nam của ông đã được đưa vào sách giáo khoa phổ thông còn bài thơ Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa ai đọc lên cũng có cảm giác như Nguyễn Duy đang viết về mẹ của mình và những tình cảm của mình đối với mẹ.

Bài thơ bắt đầu bằng không gian bảng lảng khói trầm, phảng phất mùi hương huệ trong đêm khuya thanh vắng – “Bần thần hương huệ thơm đêm/ khói nhang vẽ nẻo đường lên niết bàn”. Hương huệ, khói nhang trong không gian yên tĩnh, trầm mặc ấy đã cho Nguyễn Duy cảm giác “bần thần” nửa thực nửa mơ. Và, trạng thái nửa thực, nửa mơ ấy đã khơi nguồn cảm xúc về hình bóng người mẹ “trần gian thuở nào” rất đỗi yêu thương – “Xăm xăm bóng mẹ trần gian thuở nào” với biết bao kỷ niệm buồn vui như chỉ mới diễn ra ngày hôm qua, hôm kia thôi – trong leo lẻo những vui buồn xa xôi. Trong mạch nguồn cảm xúc ấy, hình ảnh người mẹ nghèo khó, lam lũ, vất vả, nhọc nhằn, suốt ngày luôn tay luôn chân với công việc cứ hiện về rõ mồn một – Nón mê thay nón quai thao đội đầu/Rối ren tay bí tay bầu/Váy nhuộm bùn, áo nhuộm nâu bốn mùa.

Cũng như bất kỳ ai của thời lam lũ, Nguyễn Duy lớn lên từ lời ru mượt mà, yêu thương của mẹ; chứa đựng, gửi gắm nhiều nỗi niềm tâm sự sâu lắng của mẹ – “Bầu ơi thương lấy bí cùng”… hoặc là “Cái cò lặn lội bờ sông / Gánh gạo nuôi chồng, tiếng khóc nỉ non”… – và những kỷ niệm đẹp về mẹ qua những đêm hè trăng sáng, mẹ trải chiếu cùng các con ngắm trăng, đếm sao; vừa chơi các trò chơi dân gian vừa hát các bài đồng dao; tìm các chòm sao hay nghe mẹ kể chuyện về chú Cuội, chị Hằng nơi “Bờ ao đom đóm chập chờn”. Nghèo đến thế, lam lũ đến thế nhưng mẹ vẫn là hiện hữu của bà mẹ Việt Nam có một nhân cách đẹp tuyệt trần; là kho ca dao tục ngữ, là cuốn sách dày về đạo lý để làm hành trang cho Nguyễn Duy bước vào đời. Và, một thời thơ ấu bên mẹ tuy còn nhiều khó khăn vất vả nhưng rất đỗi vô tư, trong sáng cùng với “cái lẽ ở đời” được mẹ bày dạy đã đi cùng Nguyễn Duy theo năm tháng cuộc đời.

 

Mà có lẽ không chỉ để vui chơi! Đúng hơn, có lẽ mẹ đang truyền dạy cho các con kinh nghiệm qua hàng ngàn đời của ông cha về dự báo thời tiết để làm mùa qua việc xem hình dạng, ánh sáng tỏ hay mờ của các chòm sao như Sao Thần nông, Chòm Đại hùng tinh, Tiểu hùng tinh, của Mặt trăng… Nguyễn Duy không nói về điều này nhưng ngày xưa – khi mà khoa học kỹ thuật chưa phát triển, điều kiện chưa cho phép – người nông dân vẫn thường dựa vào những kinh nghiệm dân gian như nhìn trăng, sao, ráng mây để dự đoán thời tiết mà cày cấy, gieo trồng – ráng vàng thì gió, ráng đỏ thì mưa. Truyền dạy kinh nghiệm dân gian về làm ăn hay giảng giải về lẽ sống, nếp nhà cho con qua những lời ru, câu hát ví, hát dặm thương, những bài đồng dao… cũng là một thiên chức của người mẹ; bởi qua những câu hát ru, hát ví chắt lọc từ trái tim tràn đầy yêu thương ấy mà người mẹ truyền lại cho con những tình cảm, đạo lý biết yêu thương con người, gia đình, làng xóm và quê hương với mong muốn con sống đẹp hơn, người hơn; con lớn lên, phát triển toàn diện hơn bởi những lời ru chất chứa yêu thương cùng với những tình cảm và đạo lý ở đời – mẹ ru cái lẽ ở đời/sữa nuôi phần xác hát nuôi phần hồn.

Nhớ mẹ, hồi tưởng về những vui buồn tuổi thơ khi còn mẹ mà Nguyễn Duy cảm thấy ngậm ngùi, với nỗi lòng tê tái, buốt giá: “lòng ta – chỗ ướt mẹ nằm đêm mưa”. Nhớ thương mẹ đến tột cùng; không khỏi rưng rưng, ứa lệ khi nhớ về những đêm đông mưa rét, con lỡ đái dầm, thương con mẹ dành nằm phần ướt, nhường chỗ khô cho con.

Với cảm xúc trào dâng, Nguyễn Duy đã để cho giọng thơ cứ ngậm ngùi, gieo vào lòng người những nỗi niềm bâng khuâng đến da diết; ý thơ toát lên nỗi niềm suy tư, chiêm nghiệm, trở trăn, lo toan

Ta đi trọn kiếp con người

Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru

hay là

Mẹ ru cái lẽ ở đời

Sữa nuôi phần xác, hát nuôi phần hồn

Bà ru mẹ… mẹ ru con

Liệu mai sau các con còn nhớ chăng.

Dường như có tiếng thở dài đang bị nén lại, dường như có chút gì đó ân hận, có chút gì áy náy còn day dứt trong lòng con – những lời mẹ dặn dò, chỉ bảo thì đến nay, mặc dù con đã “đi trọn kiếp người” nhưng “vẫn không đi hết mấy lời mẹ ru” bởi cái lẽ ở đời mà mẹ từng ru dài rộng lắm, sâu sắc lắm; bởi bao nhiêu “lẽ đời” là bấy nhiêu tâm sự mà thế hệ những người bà, người mẹ gửi gắm trong lời ru. Có thể, đó cũng là niềm tâm sự, những lo toan mà Nguyễn Duy nói hộ tất cả những người đang làm con như chúng ta?! Và, sự băn khoăn, lo lắng ấy hẳn là không phải không có lý do!

Bài thơ Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa của Nguyễn Duy với âm điệu nhẹ nhàng, sâu lắng, thiết tha là những cảm xúc yêu thương nồng hậu mà cháy bỏng và cụ thể của người con đối với mẹ. Bài thơ đã đi vào lòng biết bao người yêu thơ và chắc hẳn sẽ có không ít người cảm thấy rưng rưng, bởi những kỷ niệm ấy không chỉ riêng của nhà thơ Nguyễn Duy mà còn là kỷ niệm của bao nhiêu người khác nữa.

Bình luận (0)
Nguyễn Ngọc Quỳnh Như
Xem chi tiết